Tiền mãn kinh ra nhiều máu chị em cần làm gì?

Khi thời kỳ tiền mãn kinh “ghé thăm” khiến cho hàng loạt trục trặc lớn nhỏ bắt đầu xảy đến. Trong đó có những thay đổi về kinh nguyệt. Hiện tượng tiền mãn kinh ra nhiều máu khiến nhiều chị em lo lắng. Vậy, tiền mãn kinh ra nhiều máu là do đâu? Có nguy hiểm không và phải làm sao để chấm dứt tình trạng này?

Tiền mãn kinh ra máu do đâu?

Tiền mãn kinh ra nhiều-mau1

Ra máu ở thời kỳ tiền mãn kinh với lượng ít hoặc nhiều kéo dài còn được gọi là hiện tượng rong kinh. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ kéo dài từ 21 – 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Thời gian hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 7 ngày với lượng máu khoảng từ 50ml trở lên.

Tuy nhiên, ở giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt thường bị rối loạn. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt rất thất thường, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn và lượng máu kinh có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường. Khoảng cách giữa các chu kỳ có thể tăng hoặc giảm, thậm chí có thể mất kinh 2- 3 tháng rồi lại có trở lại.

Hiện tượng tiền mãn kinh ra máu khi nào là bất thường?

Bất kỳ khi nào hiện tượng kinh nguyệt diễn ra sau thời kỳ tiền mãn kinh không bình thường đều cần được ghi lại trong sổ theo dõi sức khỏe của bạn. Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều đặn trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đó vẫn có thể là sự cảnh báo việc chảy máu bất thường có thể là dấu hiệu của vấn đề không liên quan đến tiền mãn kinh.

Để miêu tả rõ hơn các triệu chứng gặp phải. Bạn cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trong những tháng tiếp theo nhằm phát hiện các hiện tượng:

  • Chảy máu nhiều.
  • Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
  • Chu kỳ kinh nguyệt dày hơn (< 3 tuần).
  • Chảy máu sau khi giao hợp hoặc trong quá trình giao hợp.

Tình trạng ra máu tiền mãn kinh như rong kinh kéo dài dễ gây mất máu, thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Đồng thời, ra máu nhiều và kéo dài cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây nên các bệnh như viêm âm đạo,… Nguy hiểm hơn, rong kinh tiền mãn kinh không được điều trị triệt để có thể dẫn tới ung thư nội mạc tử cung.

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra máu bất thường ?

Một số các bệnh lý có thể dẫn đến các rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Bạn có thể phát hiện sớm các bệnh lý này bằng cách đặt lịch khám sức khỏe đều đặn. Một số các bệnh phổ biến có thể kể đến như:

Tiền mãn kinh ra nhiều máu do – Bệnh u xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u vùng chậu thường gặp nhất ở phụ nữ. 25% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được chẩn đoán là mắc bệnh này. U xơ tử cung có thể dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài. Nhiều phụ nữ bị u xơ không có triệu chứng và thường đã quen với những lần hành kinh nặng hơn / kéo dài hơn bình thường. Khi những phụ nữ như vậy bước vào giai đoạn tiền mãn kinh tình trạng chảy máu bất thường có thể trở nên nặng hơn và cần sự trợ giúp từ bác sĩ.

Tiền mãn kinh ra nhiều máu do – Polyp nội mạc tử cung

Polyp nội mạc tử cung xảy ra khoảng 6% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Tỷ lệ polyp nội mạc tử cung tăng dần theo độ tuổi. Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt là triệu chứng thường xuyên nhất. Xảy ra trong khoảng một nửa số trường hợp có triệu chứng.

Tiếp theo đó là chảy máu sau khi gắng sức hoặc nâng vật nặng. Các triệu chứng ít xảy ra hơn bao gồm chảy máu nhiều hoặc kéo dài, chảy máu sau mãn kinh. Sa cổ tử cung và chảy máu đột ngột trong khi điều trị bằng nội tiết tố.

Tiền mãn kinh ra nhiều máu do –  Tăng sinh nội mạc tử cung

Trong trường hợp này, nội mạc tử cung trở nên dày hơn. Tăng sinh nội mạc tử cung thường do sự tăng nồng độ estrogen quá mức trong khi đó lại thiếu hụt progesterone. Trong một số trường hợp, các tế bào tại niêm mạc tử cung phát triển bất thường. Hiện tượng này gọi là sự tăng sinh không điển hình, có thể dẫn tới ung thư tử cung. Khi tăng sinh nội mạc tử cung được phát hiện và điều trị sớm thì ung thư tử cung thường có thể ngăn được. Chảy máu là dấu hiệu chủ yếu của ung thư nội mạc tử cung sau thời kỳ mãn kinh.

Điều trị rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh

Điều trị rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh cần loại trừ nguyên nhân thực thể như viêm nhiễm hoặc ác tính. Tùy theo nguyên nhân sẽ có các phương pháp điều trị riêng.

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh của bạn trở nên nghiêm trọng. Ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ dùng đến một số loại hormon thay thế (bổ sung Estrogen và Progesterone). Điều trị nội tiết (bao gồm điều trị estrogen toàn thân hoặc khu trú, liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone kết hợp. Điều trị estrogen có kèm hay không kèm với progesterone…). 

Tuy nhiên, việc uống loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, điều trị trong thời gian bao lâu… Cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những rủi ro xảy đến cho sức khỏe. Do đó, chị em không nên tự ý uống thuốc mà cần đến cơ sở y tế uy tín. Có chuyên khoa phụ sản để được kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng cách.

Các thủ thuật ngoại khoa điều trị rong huyết

tien-man-kinh-ra-nhieu-mau2

Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa, các phương pháp ngoại khoa phù hợp sẽ được chỉ định thay thế, như:

  • Phẫu thuật nong, nạo buồng tử cung
  • Phẫu thuật phá hủy tế bào nội mạc tử cung
  • Thuyên tắc động mạch tử cung
  • Phẫu thuật điều trị bệnh phụ khoa (áp dụng trong điều trị các bệnh polyp – u xơ tử cung hay ung thư tử cung)

Các rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hầu hết là bình thường và không cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nhưng đôi khi những kiểu chảy máu bất thường này có thể báo hiệu một vấn đề tiềm ẩn. Hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn và điều trị hợp lý và kịp thời.

Tiền mãn kinh ra nhiều máu là vấn đề phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Nhưng, nhiều phụ nữ không biết rằng họ có thể nhận được sự giúp đỡ và điều trị tốt hơn. Vì họ xấu hổ khi nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này. Nói chuyện cởi mở với bác sĩ là rất quan trọng trong việc đảm bảo bạn được chẩn đoán đúng và được điều trị kịp thời.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *